Nhiệt độ cpu bao nhiêu là ổn |Để tốt nhất cho máy tính

30/03/2020

CPU là bộ phận quan trọng, xử lý và thực hiện tất cả các hoạt động bên trong máy tính. CPU nóng lên là tình trạng thường gặp ở nhiều máy tính. Đặc biệt là những máy tính thường xuyên sử dụng với những phần mềm nặng. Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn để tốt nhất cho máy tính? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn?

CPU hay còn gọi là bộ vi xử lý là trung tâm xử lý dữ liệu. Có các loại CPU: Core intel i5, Core intel i3, AMD A6, Intel core i7,... Vậy nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn?

Nhiệt độ cpu bao nhiêu là ổn để tốt nhất cho máy tính

CPU - Bộ xử lý trung tâm của máy tính nhiệt độ bao nhiêu là bình thường

Để tiện lợi cho việc theo dõi và kiểm tra. Nhiệt độ CPU được chia làm 5 khoảng nhiệt dưới đây. Nhiệt độ CPU nhiệt độ cpu bao nhiêu là bình thường khi:

- Nhiệt độ từ 30 – 40 độ C: CPU hoạt động bình thường. Đây được xem là nhiệt độ ổn và bình thường khi lúc này PC chỉ chạy các phần mềm nhẹ như word, giải trí, lướt web.

- Nhiệt độ từ 50 – 60 độ C: Nhiệt độ trung bình khi chơi game trong thời gian dài, sử dụng một số phần mềm nặng như đồ họa. Nếu khi test mà bạn đang hoạt động các tác vụ vừa nói thì được xem là nhiệt độ Bình thường.

- Nhiệt độ từ 60 – 70 độ C: CPU vẫn hoạt động được bình thường. Nhưng không nên kéo dài quá lâu trên 4 tiếng, sẽ gây ảnh hưởng đến máy tính, laptop.

- Trên 71 độ C: Đây là mức nhiệt độ không bình thường. Cần tắt PC, laptop để cho hệ thống tạm nghỉ. Cần can thiệp vệ sinh và bôi lại keo tản nhiệt, sử dụng các cách giảm nhiệt độ CPU.

- Trên 80 độ C: Nhiệt độ cảnh báo, mức nhiệt độ của CPU lúc này không hề ổn, hệ thống có thể sập nguồn, rất có hại cho máy tính.

Nhiệt độ tối đa các loại CPU được công bố trên website của hãng. Bạn chỉ cần lên website hãng gõ mã máy. Tại đây các thông số được ghi rõ trên thông số CPU dưới dạng mã hóa hoặc liệt kê.

Tức là nếu CPU hoạt động nhiệt độ không vượt quá nhiệt độ tối đa của CPU thì máy sẽ hoạt động. Tuy nhiên để tăng tuổi thọ của CPU và cả máy tính chúng ta cố gắng đảm bảo nhiệt độ của CPU ở dưới mức an toàn như phần trên mình đã trình bày.

Nhiệt độ của CPU khá quan trọng, khi xem dữ liệu bằng phần mềm hoặc trên website bạn cần hiểu các thông số sau:

CPU Temperature (Tcase)- Nhiệt độ CPU: Là nhiệt độ tính từ trung tâm mặt trên của CPU phần tiếp xúc với keo tản nhiệt. Nhiệt độ này được đo bằng Diot cảm biến ở lõi CPU. Đây là thông số quan trọng bạn nên để tâm đến. Vậy nên thay vì nói nhiệt độ CPU thì nhiều người gọi là Tcase.

Core Temperature (Tjunction)- Nhiệt độ lõi : Là phần nhiệt độ bên trong lõi, là thông số mà khi bạn ép xung. Tjunction Max là nhiệt độ cao nhất của lõi CPU. Khi giảm xung để tránh quá tải nhiệt và hỏng hóc, kỹ thuật viên ép xung chuyên nghiệp sẽ cần phải đẩy tốc độ xung nhịp của CPU lên càng cao càng tốt, trong khi đảm bảo giữ được nhiệt độ lõi dưới Tjunction Max

Idle Temperature -Nhiệt độ khi nhàn rỗi : Là nhiệt độ khi máy không mở bất kể một phần mềm nào, tức là chỉ mở màn hình desktop thôi.

Normal Temperature- Nhiệt độ bình thường : Là nhiệt độ khi CPU đang chạy các phần mềm như văn phòng, game, đồ họa,…

Max Temperature -Nhiệt độ tối đa : Là nhiệt độ cao nhất mà CPU vẫn hoạt động bình thường theo thông số trên web của hãng.

Nếu sau ki test nhiệt độ cpu vượt qua giới hạn cho phép, thì được xem là bình thường không? Câu trả lời là nhiệt độ CPU như vậy không hề ổn. Cpu vượt quá hạn mức nêu trên, thì bạn nên tiến hành can thiệp ngay những cách như vệ sinh máy, để máy nơi thông thoáng, sử dụng chất lỏng tản nhiệt,… 

Còn số liệu bằng hoặc dưới mức giới hạn nhiệt độ mà CPU vẫn làm việc bình thường, không bị hỏng. Tuy nhiên, để bảo vệ tuổi thọ cho CPU, và máy tính chúng ta vẫn nên giữ nhiệt độ của nó ở dưới an toàn.

Nhiệt độ CPU thường xuyên hoạt động ở mức cao thì có ảnh hưởng gì không? Có. Nếu nhiệt độ CPU thường xuyên ở mức cao ảnh hưởng đến tuổi thọ của CPU. Ngoài ra lúc này tốc độ của CPU sẽ chậm lại, thậm chí đơ và lag, nếu nhiệt độ vượt quá thì CPU ngưng hoạt động.

Bạn thỉnh thoảng cần theo dõi nhiệt độ CPU. Nếu CPU có nhiệt độ từ 30 - 65 độ C thì vẫn hoạt động bình thường. Còn nếu nhiệt độ CPU trên 65 độ C 1 chút bạn nên thực hiện một số thao tác để giảm nhiệt độ CPU nhé.

>>> Xem ngay thủ thuật làm giảm nhiệt độ của CPU siêu đơn giản

2. Cách kiểm tra nhiệt độ CPU không cần phần mềm

Có khá nhiều cách kiểm tra nhiệt độ của CPU, mình sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra CPU không dùng phần mềm:

Sử dụng BIOS  là cách cơ bản để kiểm tra nhiệt độ CPU. Thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1:Truy cập vào BIOS: Ngay sau khi mở nút nguồn máy tính, nhấn tổ hợp phím Del ( Hoặc F1, F2) để truy cập vào BIOS.

Trên màn hình sẽ hiện hướng dẫn phải nhấn phím gì, để truy cập vào BIOS. Nếu màn hình chưa kịp hiển thị hướng dẫn, bạn nhấn Pause Break để tạm dừng màn hình.

Bước 2: Truy cập vào danh mục Power hoặc PC health.

Bước 3: 2 task : CPU Temperature, System Temperature sẽ cho biết nhiệt độ của hệ thống.

Nhiệt độ cpu bao nhiêu là ổn để tốt nhất cho máy tính

Giao diện làm việc của BIOS, trên hình thông số CPU Temperature ở 29 độ được xem là nhiệt độ bình thường

Đối với cách này, bạn sẽ chỉ kiểm tra được nhiệt độ trung bình của hệ thống máy tính. Vì khi mới khởi động, CPU đang không chạy các phần mềm nặng hay hoạt động trong thời gian dài.

3. Cách kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm CPU Real Temp

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU bằng phần mềm sẽ cho kết quả khá chính xác, bạn chỉ mất công cài đặt lần đầu thôi. Sau này bạn có thể bật lên theo dõi thường xuyên.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ khách hàng trong việc kiểm tra nhiệt độ CPU. Trong đó, phần mềm CPU Real Temp được khách hàng đánh giá cao. Không chỉ kiểm tra nhiệt độ CPU. CPU Real Temp cho phép người dùng quản lý CPU đa dạng với các tính năng như: Kiểm soát Cache, mainboard, bộ nhớ RAM, cấu hình,…Dưới đây, là hướng dẫn cách sử dụng phần mềm CPU Real Temp.

Bước 1: Tải phần mềm CPU Real Tempvà tiến hành cài đặt.

Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ CPU: Khi chạy phần mềm CPU Real Temp, nhiệt độ CPU sẽ được cập nhật và hiển thị cùng với giao diện của CPU Real Temp.


Phần mềm kiểm soát mọi hoạt động CPU trên máy tính của bạn

Ngoài ra còn bạn còn có thể dùng các phần mềm khác như: CPU Core Temp, CPU Speccy,...

>>>Xem ngay laptop cũ giá rẻ từ 3tr500k có giá tốt nhất

Hy vọng bài viết trên đây có thể giải đáp thắc mắc của độc giả: “Nhiệt độ cpu bao nhiêu là ổn" để tốt nhất cho máy tính”. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay, để được tư vấn chi tiết và chăm sóc máy tính của bạn.

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất. 

Acup.vn – Địa chỉ laptop uy tín hơn 10 năm kinh doanh

Bài viết liên quan