Bộ vi xử lý CPU là gì

14/04/2020

Như các bạn đã biết, trên tất cả các thiết bị công nghệ như điện thoại di động, table, smartphone, smart tivi, máy tính, laptop, robot đều có bộ vi xử lý (CPU). Vậy bộ vi xử lý CPU là gì? Chức năng của như thế nào, cấu tạo của nó ra sao? Hôm nay, Acup.vn chia sẻ với các bạn những hiểu biết cần thiết về bộ vi xử lý CPU.

Bộ vi xử lý CPU

Bộ vi xử lý CPU là trung tâm xử lý dữ liệu

1. Bộ vi xử lý CPU là gì? Chức năng của nó là gì?

Bộ vi xử lý (viết tắt của Central Processing Unit là CPU, hay còn có tên khác là CHIP) là bộ vi xử lý trung tâm của máy. CPU đóng vai trò như bộ não của máy có chức năng chính là xử lý thông tin, dữ liệu, thao tác của chiếc máy tính, smartphone,… Do đó, CPU có tốc độ xử lý càng nhanh thì máy tính hoạt động cũng nhanh. Kích thước của CPU chỉ gấp đôi đồng xu bình thường mà thôi.

Bộ vi xử lý CPU

Central Processing Unit – Bộ vi xử lý CPU trung tâm

Như vậy  bạn đã hiểu bộ vi xử lý CPU là gì nhưng hoạt động và làm sao để đo được sức mạnh của CPU

2. Cấu tạo của CPU: Bộ vi xử lý

Bộ vi xử lý CPU được cấu tạo 3 phần chính: khối điều khiển ( CU- Control Unit), khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit), các thanh ghi (Registers).

Khối điều khiển (CU- Control Unit): có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động, được điều tiết bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.Tốc độ xung nhịp hệ thống tạo ra các xung nhịp tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây – MHz.

Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): có chức năng thực hiện các phép toán và logic sau đó ra kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.

Các thanh ghi (Registers): là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển.

Bộ vi xử lý CPU

Cấu tạo của CPU

3. Các thông số kỹ thuật chung trên CPU

Tốc độ của bộ vi xử lý: tốc độ xử lý của CPU ngoài phụ thuộc vào mức xung nhịp và cache thì nó còn phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa). Xung nhịp CPU càng cao, BUS RAM càng cao và SSD có tốc độ đọc ghi càng cao thì bộ máy tính càng khủng.

FSB (Front Side Bus): tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua chân CPU.

Bộ nhớ Cache: bộ nhớ đệm của CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần, CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ chính.

4. Các loại Bộ vi xử lý trên máy tính và laptop là gì?

Trên máy tính và laptop có CPU của 2 hãng:

Bộ vi xử lý Intel

Bộ vi xử lý AMD

Bộ vi xử lý CPU

Các loại Bộ vi xử lý trên máy tính và laptop: Intel và CPU

Một số CPU tiêu biểu của Bộ xử lý AMD: Athlon XP, Sempron, Turion 64 X2, Phenom X4, A10 series

Một số CPU tiêu biểu của Bộ xử lý Intel: Intel Celeron, Intel Pentium, Intel Core i3, Intel Core i5, Intel Core i7, Intel Core i9, Intel Xeon,..

Bộ vi xử lý CPU

Một số CPU tiêu biểu của Bộ xử lý Intel

5. Cách đọc các thông số CPU trên laptop và máy tính

Mình lấy ví dụ về cpu Intel core i7 2600K trên máy tính để bàn để phân tích:

Bộ vi xử lý CPU

Cách đọc các thông số CPU trên laptop và máy tính để bàn

 

- Intel® core TM= Tên thương hiệu: thông thường là Intel Core nhưng có thể dán nhãn Xeon, Celeron, Pentium hoặc Atom.

- i7 = dòng chip hay gọi là số hiệu bộ vi xử lý: Phiên bản xử lý của chip đã có 4 phiên bản xử lý là: Chip core i3, chip core i5, chip core i7, chip core i9.

- 2 600 = Thế hệ chip: Bắt đầu từ thế hệ thứ 2, riêng thế hệ đầu tiên sẽ không có. Hiện nay, đã có 10 thế hệ chip.

- K= Hậu tố: Có rất nhiều chữ cái viết tắt khác nhau về dòng sản phẩm bao gồm U, Y, HQ hoặc HK. Đây chính là tiền tố dòng sản phẩm (yếu tố then chốt để biết dòng CPU nào phù hợp với nhu cầu của người dùng).

Ngoài ra còn một số yếu tố khác như Xung nhịp, số lõi số luồng,...

Bộ vi xử lý CPU

Bảng ví dụ chi tiết các mẫu máy kèm hậu tố phổ thông trên bộ vi xử lý của Laptop và máy tính

>>>Xem ngay laptop được trạng bị CPU mạnh mẽ có giá tốt nhất trên thị trường

Tóm lại, CPU là bộ vi xử lý trung tâm của máy tính và laptop. Bạn đọc và hiểu thông số CPU bao nhiêu thì việc chọn một chiếc laptop và máy tính phù hợp với mục đích công việc của bạn bấy nhiêu. Việc chọn loại CPU cũng là một yếu tố quan trọng khi chọn mua máy tính và laptop. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi mua laptop, máy tính hoặc bạn có thể gọi cho Acup.vn để được giải đáp thắc mắc.

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Acup.vn – Địa chỉ uy tín hơn 10 năm kinh doanh

Bài viết liên quan