Card đồ họa gắn ngoài cho laptop là gì? | Hướng dẫn cách gắn

10/04/2020

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop (eGPU) ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của laptop về nhiệt độ, thời lượng pin, không gian…Giải pháp này giúp tăng cường đáng kể sức mạnh đồ họa của laptop mà không phải chuyển sang phương án dùng PC. Cùng Acup tìm hiểu xem Card đồ họa gắn ngoài cho laptop là gì? Danh sách eGPU tốt nhất 2020.

1. Card đồ họa gắn ngoài cho laptop là gì? (EGPU cho laptop)

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

eGPU là card màn hình rời gắn bên ngoài laptop

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop là external GPU hay còn gọi là card màn hình gắn ngoài cho laptop - có nghĩa là GPU gắn rời bên ngoài hay card màn hình rời gắn bên ngoài. Viết tắt là eGPU

Lý do sản phẩm eGPU ra đời: Một laptop thông thường không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về chơi Game hay laptop làm đồ họa mạnh mẽ như máy tính bàn.

Giải quyết các hạn chế của laptop như: Laptop xịn nhưng không nâng cấp được vga, nếu “độ” card màn hình dẫn đến quá tải nhiệt độ, không gian laptop quá nhỏ không thể lắp thêm GPU. Nếu gắn rời bên ngoài thì sẽ rất bất tiện cho việc tháo ra, nếu không may sẽ làm ảnh hưởng đến phần cứng máy tính. Để giải quyết vấn đề này EGPU ra đời.

2. Card đồ họa gắn ngoài cho laptop (eGPU) năm 2020 có gì đột phá

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop bước qua thời kì độ chế, giờ đây năm 2020 tuy vẫn trong giai đoạn khởi nguyên tuy nhiên cũng có nhiều đột phá và cải tiến hơn rất nhiều:

Đầu tiên phải kể đến cổng kết nối Thunderbolt 3.1, Nếu bạn nào chưa biết về sức mạnh của Thunderbolt 3.0 là gì cũng như tốc độ truyền tải hình ảnh thì nên xem nhé

Sau đó là những sản phẩm eGPU ra đời lần lượt sau đó. Bây giờ mình sẽ phân tích chi tiết cho anh em:

2.1 Dây kết nối có cải tiến đáng kể trong năm vừa qua Thunderbolt 3.1

Để kết nối với Card đồ họa gắn ngoài cho laptop thì Thunderbolt 3 giải quyết 2 vấn đề:

Tiện lợi

Truyền tải dữ liệu tương thích

Khi gắn card màn hình gắn ngoài cho laptop được thử nghiệm tại các phòng thí nghiệm đã gặp tình trạng “thắt nút cổ chai”. Tức là lượng nhiệt, thông tin truyền tải quá lớn nhưng giây kết nối không thể dẫn hết và xảy ra lỗi nên năm 2015 eGPU Thunderbolt 3.0 đã ra đời để giải quyết bài toán trên.

Đến nay sản phẩm cổng và dây Thunderbolt 3 đã khá phổ biến bạn có thể thấy cổng Thunderbolt 3.0 dễ dàng trên các điện thoại galaxy note 8, 9,10, macbook, một số laptop,..

Như vậy tức là năm 2016 các sản phẩm laptop, macbook, điện thoại mới dần dần được sản xuất có chứa khe Thunderbolt 3.0. Câu hỏi đặt ra là, liệu còn cách nào để những laptop đời cũ có thể kết nối với Card đồ họa gắn ngoài cho laptop hay không?

2.2 eGPU kết nối với laptop qua những cổng giao tiếp nào?

eGPU Thunderbolt 3 là phương thức giao tiếp đầu tiên mình nhắc đến

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

Cổng Thunderbolt 3.0 kết nối laptop với card đồ họa rời gắn ngoài cho laptop

       Thunderbolt: Như đã nói ở trên cổng kết nối Thunderbolt 3 được giới thiệu chính thức, hỗ trợ băng thông lên đến 40 Gbps. eGPU kết nối với laptop thông qua cổng Thunderbolt là tốt nhất. Tuy nhiên giải pháp này vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam do giá thành thiết bị quá đắt. Hơn nữa các dòng laptop có cổng Thunderbolt cũng chưa phổ biến lắm ở nước ta. Mặc dù vậy, giải pháp này vẫn được đánh giá là xu hướng tương lai khi Thunderbolt 3.0 dùng chung chuẩn giao tiếp với USB-C (tiếp cận được nhiều dòng laptop hơn, không bị ràng buộc vào một hãng nhất định nào).

      Cổng mPCIe (cổng cắm card wifi trên laptop): Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi nhất khi kết nối eGPU với mPCIe. Tuy nhiên, đây cũng là cách bất tiện nhất. Bởi phương thức này bắt buộc phải tháo vỏ laptop, tháo bỏ card wifi rồi cắm cáp eGPU qua đó. Giải pháp này cũng gặp trở ngại trên một số dòng laptop whitelist ( cổng wifi chỉ nhận card chính hãng) như Lenovo Thinkpad, Dell Latitude,HP Elitebook...

    Cổng Express Card 34 và 54: Cổng Express Card 34 và 54 thường có trên máy tính trạm di động hoặc máy tính business. eGPU sẽ được kết nối với laptop thông qua cổng này. Phương thức kết nối này cực kỳ thuận tiện. Tuy nhiên băng thông hỗ trợ không được cao.

       Cổng USB: Kết nối qua USB cũng là một giải pháp. Tuy nhiên hình thức kết nối này không đủ nhanh. Do đó, tình trạng nghẽn cổ chai rất có thể xảy ra. Khi truy xuất các phần mềm đồ họa nặng sẽ xảy ra hiện tượng giật hình ảnh. Nên bạn cần điều chỉnh các thông số trên laptop cho phù hợp để tránh tình trạng trên.

Bạn nào chưa biết cách gắn eGPU với laptop thì mình có một bài viết chi tiết cách gắn Card đồ họa gắn ngoài cho laptop. Cách lắp card màn hình rời cho laptop Dell, Hp, Asus,.. đều giống nhau nhé.

Không thể bỏ qua một số card màn hình rời gắn ngoài cho laptop dưới đây:

3. Danh sách Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

Đến nay sau 5 năm hình thành thì eGPU đã cho ra mắt những sản phẩm đáng chú ý. Cùng xem danh sách Card đồ họa gắn ngoài cho laptop nên dùng năm:

3.1 Card đồ họa gắn ngoài cho laptop Gigabyte Aorus Gaming Box

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

Gigabyte Aorus Gaming Box nhỏ gọn, dễ dàng mang đi nhiều nơi

       Kết nối hỗ trợ: Thunderbolt 3. Laptop được kết nối với eGPU thông qua cổng Thunderbolt 3.0 siêu nhanh. Tốc độ truy xuất dữ liệu lên đến 40 Gbps.

       USB: eGPU còn được trang bị thêm 4 cổng USB 3.0. Bạn có thể cắm thêm các thiết bị ngoại vi khác (bàn phím, chuột).

       Khối lượng: Gigabyte Aorus Gaming Box chỉ nặng 2kg. Do đó rất dễ dàng mang đi nhiều nơi, tính cơ động cao.

Nếu bạn muốn cải thiện khả năng đồ họa của máy cũng như đến với trải nghiệm siêu thực của các dòng game cấu hình cao, Gigabyte Aorus Gaming Box chắc chắn không làm bạn thất vọng.

3.2 Card màn hình rời gắn ngoài cho laptop Akitio Node

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

Akitio Node có thể hỗ trợ tất cả các loại card đồ họa của Nvidia và AMD

       Card hỗ trợ: Akitio Node có thể hỗ trợ đầy đủ tất cả các loại card đồ họa của Nvidia và AMD.

       Kết nối hỗ trợ: Thunderbolt 3

       Khối lượng: Akitio Node nặng tới 7kg. Do đó, đây không phải là lựa chọn thích hợp dành cho những người hay phải di chuyển.

Ngoài ra có một số card màn hình rời gắn ngoài cho laptop như:

Card màn hình gắn ngoài cho laptop: eGPU Gigabyte AORUS

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

Card màn hình gắn ngoài cho laptop Gigabyte AORUS

Card màn hình gắn ngoài cho laptop của hãng Dell : eGPU Alienware Graphics Amplifier

Card đồ họa gắn ngoài cho laptop

eGPU Alienware Graphics Amplifier là sản phẩm Dell

4. Laptop nào gắn được card màn hình gắn ngoài cho laptop

Hầu như tất cả các laptop đều có thể gắn card màn hình gắn ngoài cho laptop. Quan trọng bạn chọn loại eGPU có loại cổng giao tiếp tương thích với laptop của bạn. Trường hợp không có bạn phải "độ chế", để gắn được card màn hình rời cho laptop.

5. Giá eGPU cho laptop

Hiện nay giá GPU được đánh giá vẫn còn khá cao, từ 7 đến vài chục triệu đồng. Và hiện cũng chưa có nhiều sự lựa chọn nên đến nay sản phẩm này cũng chưa thực sự phổ biến.

Nhưng tiên đoán rằng đây sẽ là một sản phẩm trong tương lai sẽ phổ biến và đột phá hơn.

6. Có nên gắn card đồ họa gắn ngoài cho laptop không?

Câu trả lời này dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình.

Nếu laptop của bạn không có card màn hình rời, bạn cần một laptop mang sức mạnh của máy tính trạm nhưng lại nhỏ gọn khi đi làm, nhưng về nhà thì cần mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu chơi game hay đồ họa nặng thì lựa chọn một card đồ họa gắn ngoài là hợp lý.

Tuy nhiên laptop của bạn là một dòng gaming hoặc đồ họa đã trang bị card màn hình đủ mạnh thì không nhất thiết phải sài egpu này.

>>>Nếu bạn còn phân vân thì nên chọn laptop workstation có GPU mạnh mẽ như máy tính bàn

Trên đây là những thông tin cơ bản diễn giải cho câu hỏi Card đồ họa gắn ngoài cho laptop là gì? | Danh sách eGPU tốt nhất 2020. Hy vọng, độc giả sẽ có được cái nhìn tổng quan về eGPU.

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Acup.vn – Địa chỉ uy tín hơn 10 năm kinh doanh 

Bài viết liên quan